Lễ Hội Đua Thuyền Lệ Thủy Quảng Bình – Chất Tết Độc Lập
Một nét đẹp chỉ có riêng Lệ Thủy Quảng Bình nhận ngày Quốc Khánh dân tộc là Lễ Hội đua thuyền truyền thống mừng ngày độc lập. Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy có lẽ là lễ hội được đầu tư kỳ công và có sự chuẩn bị hoành tráng nhất trong năm. Tất cả người dân Lệ Thủy nói riêng và người dân Quảng Bình nói chung đều cực kỳ háo hức và mong chờ đến ngày này. Những người dân Lệ Thủy dù bận rất nhiều việc nhưng luôn cố gắng về nhà trong dịp lễ hội này. Vì họ xem đây là ngày lễ riêng đặc biệt của dân quê mình. Mọi người dân tham gia cỗ vũ và quây quần bên nhau vui vẻ không khác gì ngày tết..
Điều gì khiến lễ hội đua thuyền Lệ Thủy ngày càng có sức hút và được nhiều người quan tâm như vậy?
Hãy để Quangbinhgo đưa bạn đến với dòng sông Kiến Giang thơ mộng. Và chứng kiến những điều tuyệt vời trong lễ hội đua thuyền. Để các bạn có thể tự mình giải đáp cho câu hỏi ở trên nhé.
Tóm Tắt Nội Dung - Contents
Thời gian lễ hội diễn ra
Cứ đến dịp nghĩ lễ quốc khánh ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm. Người dân Lệ Thủy nói riêng và người dân Quảng Bình nói chung đều trở nên rạo rực. Bời vì ai ai cũng biết rằng sẽ được tham gia vào lễ hội khá lớn được người dân dày công chuẩn bị. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang Lệ Thủy, Quảng Bình sẽ được diễn ra chính thức từ ngày 31 tháng 8 cho đến ngày 02 tháng 9. Và trận chung kết sẽ đúng vào ngày quốc khánh.
Đối với người dân Lệ Thủy thì ngày quốc khánh chính là ngày” tết độc lập”. Và đó là ngày quan trọng chỉ sau tết Nguyên Đán. Nhiều người dân xa quê cũng chọn dịp lễ này để về tham gia vui chơi lễ hội và đoàn tụ gia đình.
Lễ hội được bắt đầu từ khi nào
Trong quá khứ, Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy Quảng Bình thường được tổ chức vào mùa xuân. Có một giai đoạn thì hoạt động này được tổ chức vào tháng 7 dưới nghi thức cầu đảo. Tức là lễ hội diển ra nhằm để cầu mưa thuận gió hòa và có một mùa màng bội thu.
Từ sau cách mạng tháng 8 thành công. Vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1946, lần đầu tiên Lệ Thủy tổ chức đua thuyền mừng ngày lễ độc lập cùa đất nước.
Tuy nhiên sau đó, do cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ nên lễ hội đua thuyền liên tục bị gián đoạn.
Cho đến sau khi hiệp định Paris được ký kết. Chiến tranh kết thúc và hòa bình được lập lại. Chính quyền và người dân mới có thể tiếp tục và quyết định tổ chức lễ hội hàng năm vào đúng dịp lễ quốc khánh. Vừa là mừng ngày độc lập của Dân Tộc vừa phát huy truyền thống lễ hội của cha ông. Và xem đây là nét đẹp văn hóa, một ngày hội lớn của cả huyện Lệ Thủy nói riêng và người dân Quảng Bình nói chung.
Mục đích của lễ hội đua thuyền Quảng Bình trên sông Kiến Giang Lệ Thủy
Vào mùa hè dòng sông Kiến Giang sẽ trở nên khô cạn do hạn hán. Phải đến tháng 8 thì trời mới có mưa và nước mới bắt đầu đổ về. Nước sông Kiến Giang mới được dâng đầy. Lúc này ruộng đồng mới ngập nước để chuẩn bị cho việc sản xuất và công việc đồng áng. Nước tràn về giúp quét sạch sâu bọ, đưa phù sa về nồi đắp cho đất đai màu mỡ. Từ đó sẽ chuẩn bị cho một mùa vụ mới xanh tốt.
Lễ hội diển ra cũng là để người dân cầu cho một mùa vị mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ngoài ra việc tổ chức đua thuyền cũng là để cổ vũ người dân tích cực. Tham gia các hoạt động thể chất nhằm nâng cao sức khỏe.
Hơn nữa dịp lể tổ chức cũng là để dân làng ăn mừng tết độc lập. Đồng thời tưởng nhớ đến công lao to lớn của Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và cả những con người đã hi sinh để giành được độc lập tự do cho nước nhà.
Thêm vào đó, đây cũng là dịp gia đình cùng nhau hội họp và thắp hương cho tổ tiên ông bà.
Chính vì vậy, khi đến nhà người dân Lệ Thủy nào trong dịp này. Trong nhà luôn sẽ có một mâm cúng bày hương hoa; bánh trái và các sản vật của địa phương trên bàn thờ.
Những đặc điểm thú vị trong lễ hội đua thuyền Lệ Thủy
Sự chuẩn bị trước cuộc đua
Để chuẩn bị cho một cuộc đua vào dịp lễ, ngay từ đầu tháng 8. Những người nông dân, trai làng, chị em phụ nữ sẽ tạm gác các công việc đồng áng để luyện tập. Chuẩn bị trở thành những tay chèo chuyên nghiệp và mạnh mẽ.
Thường thì công việc chuẩn bị thuyền đua là được quan tâm kỹ càng hơn cả. Người có kinh nghiệm sẽ được phân công để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị thuyền. Họ sẽ tìm loại gỗ tốt nhất. Và nhờ thợ đóng một chiếc thuyền thon gọn, nhẹ nhàng và có chiều dài gấp rưỡi nấc ngang.
Sau đó những tay chèo khỏe mạnh và dẻo dai nhất sẽ được chọn ra. Rồi tiến hành bơi thử, kiểm tra tốc độ lướt của thuyền và sức chiến đấu của các tay bơi.
Vào cuộc đua chính thức
Cuộc đua sẽ chia thành các đội nam nữ riêng. Thuyền nam thì gọi là bơi, còn thuyền nữ thì gọi là đua. Họ sẽ sử dụng dầm hay còn gọi là chèo để đưa thuyền tiến về phía trước.
Tuyến đường đua trên sông Kiến Giang dài tầm 15km dành cho thuyền nữ và 24km cho thuyền nam.
Chính vì thế trong suốt chặng đua sẽ có hàng nghìn người dân và du khách. Họ đổ về đứng dọc hai bên bờ sông để cổ vũ và tiếp sức cho vận động viên.
Không khí lễ hội cực kỳ sôi động, náo nhiệt và đầy phấn khích. Hoàn toàn phá vỡ sự tĩnh lặng thường ngày trên dòng Kiến Giang Lệ Thủy.
Trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ thủy trên dòng sông Kiến Giang đã được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội cấp tỉnh. Và đến ngày 27/8/2019, Bộ Văn Hóa – Thể Thao Và Du Lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Vậy là bên cạnh di sản văn hóa phi vật thể “hò khoan lệ thủy. Đã có thêm lễ hội đua thuyền Lệ Thủy được công nhận. Điều này góp phần cổ vũ người dân Lệ Thủy nói riêng và người dân Quảng Bình nói chung; phát huy những giá trị truyền thống đáng tự hào của tỉnh nhà.
Một Lễ Hội có sức hút quá lớn:
Từ những giá trị và nét đẹp của lễ hội truyền thống hàng năm, không ai bảo ai mọi người đều háo hức chuẩn bị. Những nam nữ trai tráng trong làng ai có khả năng tốt sẽ được chọn vào đội đua của mỗi xã. Còn ba con dân làng thì hầu như ngày ấy không ai không tham gia vào lễ hội và cổ vũ với tất cả sức lực.
Một nét độc đáo các chỉ có ở lễ hội đua thuyền Lệ Thủy là người dân phát huy các vật dụng cổ vũ từ chính nhà mình có như: Thau; chậu; song nồi; ca; mũ; nón v.v.v .Để đánh thành tiếng, hất nước, vẫy, hò reo. Cảnh tượng quá ấn tượng và vui vẻ của tất cả người dân. Giờ không những người dân các xã huyện Lệ Thủy tham gia lễ hội mà người dân trong tỉnh. Các tỉnh bạn cũng bị sức hấp dẫn và cuốn hút của lễ hội. Nên cũng sắp xếp thời gian gian gia cùng người dân Lệ Thủy. Lượng người tham gia lễ hội lên đến hàng ngàn người và số lượng vẫn tăng dần từng năm. Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy là nét đẹp văn hóa, lễ hội độc đáo và là niềm tự hào của người dân tỉnh nhà.
Lời Kết
Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy thực sự là một món ăn tinh thần tuyệt vời đối với người dân và du khách trong dịp nghỉ lễ quốc khánh. Với những giá trị thuyệt vời mà lễ hội mang lại. Chắc chắn người dân và du khách khắp nơi sẽ không nỡ bỏ lỡ để được tận mắt chứng kiến. Và hòa chung không khí náo nhiệt này. Hẹn gặp các bạn tại lễ hội đua thuyền Lệ Thủy trên sông kiến Giang Quảng Bình vào dịp quốc khánh nhé.
Để có chuyến du lịch Quảng Bình thú vị và ý nghĩa nhất thì hãy ghé thăm trang Quangbinhgo.com. Hoặc liên hệ Ms Hương 0909 288 979 để biết đầy đủ tất tần tật về các địa điểm hấp dẫn tại Quảng Bình. Nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích như: đặt vé máy bay; thuê xe; nơi ở; địa điểm ăn uống ngon bổ rẻ.
Tài Liệu Tham khảo thêm:
- Bảng Giá Và Các Dịch Vụ Hấp dẫn Tại Bang Onsen (Mới Nhất)
- Về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Lệ Thủy, Quảng Bình
- Thuê Xe Du Lịch Quảng Bình Cùng Bảng Giá Mới Nhất
- Vé Máy Bay Đồng Hới Uy Tín Tại Đại Lý Quảng Bình GO
- Hướng Dẫn Du Lịch Quảng Bình 2023 Đi Vui Vẻ – Lại Rẻ
- DU LỊCH PHONG NHA KINH NGHIỆM TỪ A-Z
- Chỗ thuê xe du lịch 16 CHUẨN, GIÁ CHẤT tại Quảng Bình