Thành Đồng Hới- Điểm di tích đẹp giữa lòng thành phố
Thành Đồng Hới- Điểm di tích đẹp giữa lòng thành phố. Nếu có dịp đến với Đồng Hới, đến với chuyến city tour dạo thành phố về đêm bạn sẽ thấy thành Phố Đồng Hới đẹp vô cùng. Chạy theo chiều dọc của thành phố là biển và sông Nhật Lệ trong xanh hiền hòa. Bạn sẽ được đi tham quan các điểm di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố như: Tượng Đài Mẹ Suốt; di tích Nhà Thờ Tam Tòa; Bảo Tàng Thành Phố; Thành Cổ Đồng Hới… . Tất cả hiện lên đẹp lung linh dưới ánh điện về đêm. Du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với thành phố trẻ xinh đẹp này.
Tóm Tắt Nội Dung - Contents
Lịch sử hình thành thành cổ Đồng Hới?
Thành Đồng Hới được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 10 (1811). Thành được xây trên vị trí năm xưa dựng lũy Trấn Ninh, và đồn Động Hải ( hay còn gọi là Lũy Thầy) trong cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Nhiều người thường nhầm Thành Cổ là Lũy Thầy nhưng không phải. Lũy Thầy do Đào Duy Từ xây dựng năm 1630 dưới triều Nguyễn. Thành Đồng Hới do một người Pháp thiết kế xây năm 1811 thời vui Gia Long. Hai công trình xây cách nhau đến 180 năm nên không thể xem là một phần của Lũy Thầy.
Đây một vùng đất xung yếu trên con đường xuyên Việt. Nay nằm trên trục đường Quốc Lộ 1A nối Bắc Nam.Tuyến đường huyết mạch của Quốc Gia. Nếu bạn đi xe tuyến Bắc Nam sẽ gặp Thành nằm tại địa phận phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới. Thành cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 1.500 m, còn có tên chữ là Định Bắc Trường Thành.
Thiết kế độc đáo của thành cổ Đồng Hới
Dưới thời vua Gia Long thành được làm bằng đất và 12 năm sau, vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch. Thành theo lối kiến trúc vô-băng do một sĩ quan người Pháp thiết kế, dạng giống hình múi khế, gồm 4 múi to và 4 múi nhỏ. Thành có thiết kế khá đặc biệt khi kết hợp giữa kiến trúc quân sự châu Âu với tinh hoa bản địa. Điều này thể hiện ở việc xây bằng gạch nung ở độ cao, vữa mật mía trộn cát…Thành cao, hào sâu góp phần vừa tiến công vừa phòng thủ tốt.
Thành có chu vi khoảng 1.860m, mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây với 3 cổng lớn: cổng Nam, cổng Bắc và cổng Đông. Trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây cuốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch. Ngoài Thành là hào sâu và rộng. Ở phía Tây, nơi đối đầu trực diện với quân thù nên không có cổng mà chỉ có thành cao, hào sâu cùng với cạm bẫy chặn địch…
Ông Tạ Đình Hà, một nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa đã nhận xét:
“Thành Đồng Hới khác với thành ở các tỉnh. Thành khác ở chỗ hướng chính là hướng Tây nhưng lại không có cổng. Cổng này vua Minh Mạng đã dịch qua dùng cổng Quảng Bình Quan làm cổng cửa Tây. Bởi vì cổng Tây là cổng chính diện, tiếp giáp với quân Trịnh ở phía Bắc, do đó không dùng cổng và Thành Đồng Hới chỉ có 3 cổng. Đây là một điểm đặc biệt trong lịch sử kiến trúc về thành lũy mà vua Minh Mạng đã dựa vào sỹ quan người Pháp thiết kế và xây dựng”.
Cổng Đông, sát với sông, và cửa biển Nhật Lệ; góp phần chặn mũi tấn công đường thủy. Thiết kế này giúp đồng thời nhận quân tiếp viện, và là nơi lui quân dễ dàng.
Một đoạn Thành cổ Đồng Hới (cổng phía Đông).
Thành đã bị phá hỏng nặng nề trong chiến tranh; trong đó hai cổng phía Nam, và Bắc giờ đã sập hoàn toàn. Thành Đồng Hới, là chiến trường ác liệt từ thời Phong Kiến cho tới chiến tranh chống thực dân Pháp rồi đến thực dân Mỹ. Những mất mát thương đau cũng như những chiến công vang dội của quân, và dân Đồng Hới đều gắn với Thành Cổ.
Thành Cổ Đồng Hới- Điểm di tích đẹp giữa lòng thành phố.
Ngày 21/1/ 1992, Thành Đồng Hới được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Tháng 8 năm 2005, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành phục chế tòa thành với tổng dự lên đến 31 tỷ đồng.
Đến nay, thành cổ Đồng Hới, đã được trùng tu với một hệ thống tường thành được phục dựng lại bằng gạch. Các lối đi cũng được lát gạch, với hệ thống điện chiếu sáng đẹp lung linh.
Ngày nay, Thành vẫn là trung tâm đầu não, với bên trong thành là các cơ quan chính quyền quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Bên ngoài hào đoạn phía Nam, và Đông đã trở thành công viên nhỏ. Thành đã, đang, và sẽ mãi gắn bó mật thiết với người dân; và mảnh đất Quảng Bình. Anh hùng thời chiến, thì này sẽ là bạn đồng hành trong sự lớn mạnh của tỉnh nhà ở thời bình.
Những phía còn lại, nhà cửa mọc lên san sát, cho thấy sức sống của một đô thị trẻ. Thành Cổ Đồng Hới – Điểm di tích đẹp giữa lòng thành phố. Di tích lịch sử Thành Đồng Hới, đã gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Ngoài giá trị văn hóa; lịch sử; kiến trúc thành lũy; hiện Thành đang phục vụ đắc lực cho du lịch. Ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình.
Thành Cổ Đồng Hới nhìn từ trên cao
Nếu du khách có dịp đến du lịch Quảng Bình, tham gia chuyến City tour Đồng Hới. Du khách sẽ được các bạn hướng dẫn viên, đưa đến các điểm nổi tiếng của Thành Phố Đồng Hới. Trong đó, không thể thiếu Thành Cổ Đồng Hới. Một điểm di tích, mang nốt trầm mặc cổ kính ngay giữa lòng thành phố. Du khách sẽ được nghe về lịch sử Thành. Chụp những tấm hình kỷ niệm, cho chuyến viếng thăm thành phố Đồng Hới xinh đẹp này.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích:
► Hướng Dẫn Du Lịch Quảng Bình đi VUI VẺ – GIÁ CỰC RẺ “2021”